Nếu bạn có những triệu chứng như hay
cảm thấy nặng bụng, đi ngoài phân có máu, luôn có cảm giác muốn đi tiêu, sụt
cân thì có thể bạn đã bị bệnh viêm đại tràng. Vậy bệnh viêm đại tràng là bệnh
gì và làm thế nào để phát hiện bạn đã mắc bệnh tiêu hóa này?
Viêm đại tràng là gì?
Đại tràng hay còn gọi là ruột già là
phần cuối của đường ống tiêu hóa trong cơ thể. Nhiệm vụ của đại tràng là nhận
thức ăn đã được tiêu hóa từ ruột non, hấp thu nước và muối khoáng từ thức ăn.
Bên cạnh đó, đại tràng còn phân hủy các vi khuẩn tạo bã thức ăn thành phân và
khi đủ lượng đại tràng sẽ co bóp tạo nhu động, bài tiết phân qua trực tràng,
trực tràng là phần cuối cùng của đại tràng gần hậu môn.
Viêm đại tràng là tình trạng đại
tràng bị viêm nhiễm và gây rối loạn chức năng của đại tràng. Bệnh được khởi
phát sau một đợt viêm đường tiêu hóa cấp tính do nhiễm khuẩn và sau nhiều lần
tái phát, bệnh viêm đại tràng biến chứng trở thành viêm đại tràng mãn tính.
Viêm đại
tràng là căn bệnh tiêu hóa phổ biến
Triệu chứng viêm đại tràng
- Đau bụng: Đây là triệu chứng thường
gặp của bệnh viêm đại tràng. Người bệnh thường đau bụng ở hố chậu trái hoặc
phải, thêm vào đó, người bệnh có cảm giác nặng bụng như có khối đá đè trong
bụng. Triệu chứng đau bụng tăng sau khi ăn, lúc đói hoặc trước khi đi đại tiện;
sau trung tiện hoặc đại tiện thì cơn đau giảm bớt đi.
Đau bụng,
rối loạn tiêu hóa là triệu chứng thường gặp của viêm đại tràng
- Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Người
bệnh bị đi ngoài từ 2 – 6 lần trong ngày, phân lúc táo, lúc lỏng, phân thường
nát và không thành khuôn. Một số bệnh nhân hay có cảm giác sôi trong ruột và
muốn đi tiêu ngay lập tức.
- Trướng bụng, đầy hơi: Người bệnh
luôn cảm thấy bụng căng tức, khó chịu, có cảm giác buồn nôn.
- Chảy máu trực tràng: Những trường
hợp bị viêm đại tràng nặng hơn có thể bị chảy máu trực tràng, đi ngoài phân có
nhày, có thể có máu.
- Mệt mỏi, sụt cân: Viêm đại tràng
khiến bệnh nhân bị mất nước, dễ mệt mỏi. Thêm vào đó, đại tràng bị viêm loét
khiến cơ thể khó hấp thu chất dinh dưỡng nên người bệnh thiếu hụt dinh dưỡng và
bị giảm cân.
Phát hiện viêm đại tràng thế nào?
Khi thấy mình có những triệu chứng
của viêm đại tràng, bạn nên đi khám để bác sĩ chẩn đoán, làm các xét nghiệm để
phát hiện bệnh và có kế hoạch điều trị kịp thời.
Bác sĩ sẽ
chỉ định bạn làm các xét nghiệm cần thiết để phát hiện viêm đại tràng
- Khám sơ bộ: Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân
những thông tin cơ bản như thời điểm bắt đầu có các triệu chứng, thời gian đau
bụng, số lần tiêu chảy, các triệu chứng khác; chế độ sinh hoạt, tiền sử bệnh
tật, khám vùng đau bụng, khám trực tràng, xét nghiệm phân để phát hiện bệnh.
- Xét nghiệm: Bác sĩ có thể chỉ định
bạn thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán bạn có mắc đại tràng không: Xét
nghiệm công thức máu, điện giải đồ (xét nghiệm các chất vi lượng trong cơ thể
như natri, kali, clorua), chức năng thận, mẫu phân.
- Nội soi đại tràng: Nếu việc tìm
nguyên nhân đại tràng khó khăn thì bác sĩ sẽ chỉ định bạn nội soi đại tràng hoặc
làm sinh thiết niêm mạc đại tràng để phát hiện ra các tổn thương của đại tràng.