Bệnh tiểu đường có thể điều trị được
mà không cần sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu
quả, người bệnh cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống, vận động nhằm giữ lượng
đường huyết ổn định, tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh và đảm bảo cơ thể
được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
Ăn đa dạng các loại thực phẩm
Người bệnh tiểu đường cần có chế độ
ăn phong phú các loại thực phẩm để cơ thể được nhận đủ chất dinh dưỡng nhằm đảm
bảo sức khỏe. Bữa ăn nên có đầy đủ các thành phần như bột đường, đạm, chất béo,
chất xơ, giúp đường hấp thu vào máu từ từ, kéo dài và tránh lượng đường trong
máu tăng cao.
Mỗi bữa ăn, bạn chỉ nên ăn lượng cơm
vừa phải hoặc có thể thay thế bằng bún, miến, bánh canh, bánh cuốn. Với nhóm
đạm, bạn nên ăn thịt gà bỏ da, thịt lợn nạc, thịt bò, cá sông, cá biển như cá
hồi, cá ngừ, cá thu, các loại đậu (người bị suy thận thì nên ăn ít đạm theo yêu
của bác sĩ). Với chất béo, bạn nên chọn dầu thực vật như dầu nành, dầu gấc, dầu
vừng thay cho mỡ động vật. Thêm vào đó, bạn nên ăn nhiều rau cải, rau dền, măng
tây, mướp đắng, rau diếp cá, kiwi, dâu tây, bưởi để tăng lượng xơ và cung cấp
đủ vitamin, khoáng chất.
Người
bệnh tiểu đường nên ăn đa dạng các thực phẩm
và chọn
thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
Chọn thực phẩm ít đường
Để tránh tăng đường huyết, bạn nên
cho những thực phẩm giàu chất xơ và vitamin, có chỉ số đường huyết thấp, cơ thể
vẫn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và giữ đường huyết ở mức ổn định. Bạn
nên thường xuyên ăn các loại đậu như đậu tương, lạc, đậu hà lan; trái cây ít
ngọt như táo, lê, mơ, kiwi, dâu tây, ổi, bưởi, bơ; rau xanh như súp lơ xanh,
măng tây, cà rốt, rau chân vịt, rau muống, rau ngót, mồng tơi, rau dền, rau
cải, cà tím, cà rốt, mướp, dưa chuột, củ cải trắng.
Theo các bác sĩ, cá, tôm, thịt nạc
cũng rất tốt cho người bệnh tiểu đường vì chúng giàu chất đạm, ít chất béo có
tác dụng làm giảm cholesterol xấu. Bạn nên ăn thịt nạc hàng ngày như thịt lợn
nạc, thịt bò, thịt gia cầm bỏ da, tôm, sò, cá mòi, cá ngừ, cá trích, cá hồi.
Lựa chọn các thực phẩm một cách thông minh cũng giúp bạn điều trị bệnh tiểu
đường hiệu quả.
Chia nhỏ bữa ăn
Người bệnh tiểu đường nên chia nhỏ
bữa ăn trong ngày để tránh đường huyết tăng quá cao sau khi ăn và hạ đường
huyết quá nhanh vì các bữa ăn cách xa nhau. Bạn nên ăn 3 bữa chính và 1 – 3 bữa
phụ một ngày, không ăn vặt, nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban
đêm.
Bạn phải ăn uống điều độ, ăn đúng giờ
mỗi ngày và không được bỏ bữa, ăn đủ các nhóm thực phẩm mỗi bữa ăn. Thêm vào
đó, người bệnh cần ăn cùng một lượng thức ăn mỗi ngày, không để bụng quá đói
nhưng cũng không ăn quá no.
Bạn nên
chia nhỏ bữa ăn để tránh đường huyết tăng quá cao sau khi ăn
Tránh thực phẩm nhiều đường, chất béo
Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả,
bạn nên tránh xa các loại thực phẩm khiến đường huyết tăng nhanh như sữa béo, bánh
kẹo, kem, chè, bánh ngọt, nước ngọt, nước có gas, rượu bia, nước ép trái cây.
Mặt khác, người bệnh cũng nên kiêng thực phẩm nhiều chất béo gây tăng mỡ máu
như lòng đỏ trứng, xúc xích, lạp xường, nội tạng động vật, khoai tây chiên,
pizza, gà rán, cá béo nhiều mỡ (cá nheo, cá tra).
Đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn cũng là
thực phẩm người bệnh tiểu đường nên tránh xa vì chúng chứa nhiều muối làm tăng
huyết áp: Mì gói, trái cây sấy khô, thịt cá đóng hộp, pa tê, cháo đóng hộp.
Ngoài ra, các thức ăn nên chế biến bằng cách hấp, luộc, áp chảo thay vì chiên,
xào, rán để giảm bớt lượng cholesterol xấu.
Vận động, tập thể thao thường xuyên
Thường xuyên vận động và tập thể dục
thể thao mỗi ngày giúp bạn giảm cân, đốt cháy mỡ thừa, duy trì cân nặng hợp lý,
điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả và bảo vệ sức khỏe. Hàng ngày, bạn nên tăng
cường vận động như dọn dẹp nhà cửa, làm vườn, đi cầu thang bộ thay vì đi thang
máy, tránh ngồi một chỗ xem ti vi, dùng máy tính quá lâu.
Mỗi ngày, bạn dành ra ít nhất 30 phút để tập thể dục
thể thao để tăng tuần hoàn máu, giảm đường huyết, giúp tinh thần thư thái, lạc
quan khi điều trị bệnh. Các môn thể thao tốt nhất cho người bệnh tiểu đường đó
là đi bộ, chạy bộ chậm, bơi lội, yoga, đạp xe, leo cầu thang.