Nguyên nhân và biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường tiêu khát
Tiểu đường hay còn gọi là bệnh tiêu
khát là căn bệnh mãn tính khoảng 5 triệu người dân Việt Nam đang mắc phải (theo
số liệu năm 2014). Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tiêu khát và bệnh
có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm về thần kinh, thận, mắt, tim mạch,
nhiễm trùng. Bệnh tiểu đường cùng các biến chứng hoàn toàn có thể kiểm soát
được nếu phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tiêu khát
Tiểu đường là bệnh do rối loạn chuyển
hóa cacbonhydrat khi insulin tiết ra từ tuyến tụy bị thiếu hay bị giảm, khiến
mức đường trong máu luôn cao. Bệnh tiểu đường tiêu khát được chia thành 2 thể
chính gồm tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2.
Tiểu
đường tiêu khát gồm 2 thể chính: Tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2
Tiểu đường type 1:
Loại bệnh này thường gặp ở độ tuổi trước
30 nhưng cũng có thể gặp ở cả người lớn. Trong tiểu đường type 1, tuyến tụy
không sản xuất được insulin làm tế bào không sử dụng được glucose và làm lượng đường
trong máu tăng cao. Những nguyên nhân gây bệnh:
- Do di truyền: Một số biến thể gen
hoặc một vài nhóm gen tương tác với nhau và là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường.
- Hệ miễn dịch tấn công tế bào tiết
ra insulin: Các tế bào bạch cầu trong hệ miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào
beta (tế bào tiết insulin chính trong tuyến tụy), làm tuyến tụy suy giảm hoặc
mất chức năng sản xuất insulin.
- Do môi trường, thực phẩm: Các yếu
tố khác từ môi trường, thực phẩm, các độc tố, vi khuẩn, virus phá hủy tế bào
beta của tuyến tụy, gây nên bệnh tiểu đường tiêu khát.
Tiểu đường type 2:
Với bệnh tiểu đường type 2, cơ thể
vẫn sản xuất insulin nhưng các tế bào không thể sử dụng nó, dẫn đến việc kháng
insulin và khiến lượng đường trong máu tăng cao. Tiểu đường type 2 thường gặp ở
lứa tuổi trên 40 nhưng gần đây xuất hiện càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả
ở thanh thiếu niên. Nguyên nhân gây bệnh:
- Di truyền: Gen hoặc những gen có
thể tác động với nhau và làm suy giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.
- Béo phì, lười vận động: Cơ thể dư
thừa calo gây nên tình trạng kháng insulin. Mặt khác, khi nạp quá nhiều chất
dinh dưỡng vào cơ thể mà cơ thể không vận động sẽ ép tuyến tụy phải sản xuất
insulin. Tuyến tụy phải hoạt động quá mức trong thời gian dài sẽ bị suy yếu và
mất dần khả năng sản xuất insulin, gây nên bệnh tiểu đường.
Các biến chứng của bệnh tiểu đường tiêu khát
1. Tổn thương về mắt
Tiểu đường tiêu khát khiến các mạch
máu ở võng mạc dễ bị nghẽn, tắc vỡ và dẫn đến các bệnh lý về võng mạc. Mặt
khác, tiểu đường có thể gây tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, mù lòa.
Tiểu
đường có thể gây đục thủy tinh thể, thậm chí mù lòa
2. Tổn thương thận
Do lượng đường trong máu luôn tăng
cao nên gây tổn thương các vi mạch ở thận, làm thận suy giảm chức năng lọc, bài
tiết và dẫn đến suy thận.
3. Bệnh lý mạch máu và tim
Đây là biến chứng thường gặp ở bệnh
tiểu đường tiêu khát. Bệnh nhân dễ bị cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, xơ cứng
động mạch, tai biến mạch máu não gây bại liệt và tử vong.
4. Nhiễm trùng
Bệnh nhân rất dễ bị nhiễm trùng và có
thể bị nhiễm trùng ở bất cứ bộ phận nào như miệng, lợi, nhiễm trùng da gây mụn
nhọt, nhiễm trùng đường tiểu, thận, thậm chí là hoại thư và lao phổi.
Chân dễ
bị lở loét do biến chứng của tiểu đường
5. Biến chứng về thần kinh
Bệnh nhân bị giảm cảm giác, có cảm
giác như kim châm, tê bì, yếu cơ và thường xảy ra ở bàn chân. Bàn chân dễ bị
tổn thương, lở loét và có thể gây nhiễm trùng, hoại tử và phải cắt cụt chi.
6. Hôn mê
Bệnh nhân bị nhiễm trùng hoặc nhiễm độc nặng, chấn
thương tinh thần, có chế độ giảm gluxit quá khắt khe hoặc có khi không có
nguyên nhân gì cả cũng dẫn đến hôn mê.