Bệnh tiểu đường hay Đông y gọi là
bệnh tiêu khát ngày càng gia tăng trong cuộc sống hiện đại. Tiểu đường tiêu
khát để lại nhiều biến chứng nguy hiểm về thần kinh, mắt, tim mạch nếu bệnh
không được phát hiện và điều trị kịp thời. Để phòng chữa bệnh tiểu đường tiêu
khát, bạn cần có chế độ dinh dưỡng, vận động, chăm sóc hợp lý để phòng ngừa
nguy cơ gây bệnh, giữ cho đường huyết ổn định và tránh các biến chứng nguy hiểm
có thể xảy ra.
Vận động, tập thể dục thể thao thường xuyên
Thường xuyên vận động giúp cơ thể
tăng khả năng sản xuất insulin để xử lý glucose, từ đó giúp giảm lượng đường
trong máu. Vì thế, hàng ngày, bạn hãy vận động thường xuyên như dọn dẹp nhà
cửa, làm vườn, giặt giũ quần áo, đi thang bộ thay vì đi thang máy khi đến công
ty, tránh ngồi xem ti vi, dùng máy tính, ngủ trưa quá dài. Thêm vào đó, mỗi
ngày, bạn dành ra ít nhất 30 phút để tập thể dục thể thao như đi bộ, chạy chậm,
leo cầu thang, đạp xe và tập với cường độ vừa phải.
Thường
xuyên vận động, tập thể dục giúp bạn phòng ngừa và điều trị tiểu đường
Dinh dưỡng hợp lý
Để phòng chữa bệnh tiểu đường tiêu
khát, bạn nên ăn nhiều trái cây, rau có lá màu xanh đậm vì nó chứa nhiều chất
xơ, khoáng chất, vitamin tốt cho cơ thể và phòng ngừa lượng đường trong máu
tăng cao. Bên cạnh đó, bạn nên loại bỏ các thức ăn chứa chất carbonhydrate
trắng ra khỏi bữa ăn như bánh mì trắng, gạo trắng; thay bằng các loại ngũ cốc
như gạo lứt, đậu tương, đậu xanh, yến mạch sẽ giúp phòng ngừa và điều trị bệnh
tiểu đường.
Đặc biệt, bệnh nhân nên hạn chế những
thức ăn dễ làm lượng đường trong máu tăng cao như bánh kẹo, nước ngọt, nước
giải khát, đường, sữa có đường, chất béo, thực phẩm nhiều natri (thức ăn đóng
hộp sẵn, khoai tây chiên, bánh mì trắng). Thêm nữa, mỗi bữa bạn nên ăn chừng
mực, không nên ăn quá no hay quá đói, không ăn quá nhiều một loại thức ăn.
Tránh xa thuốc lá, rượu bia
Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc
bệnh tiểu đường type 2 cao hơn những người không hút thuốc lá. Đặc biệt, hút
thuốc lá cũng làm tăng tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân điều trị bằng
insulin, tăng các biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường như suy thận, mù mắt, đột
quỵ, hoại tử bàn chân. Người mắc bệnh tiểu đường tiêu khát cũng cần hạn chế
hoặc bỏ hẳn rượu bia. Chất cồn trong rượu bia cung cấp nhiều calo, khiến lượng
đường trong máu tăng cao và làm bệnh nặng thêm.
Người mắc
bệnh tiểu đường tiêu khát cần tránh xa bia rượu, thuốc lá
Kiểm soát cân nặng, huyết áp, cholesterol
Bạn cần kiểm soát cân nặng để kiểm
soát lượng mỡ trong cơ thể, phòng tránh thừa cân, béo phì để phòng chữa bệnh
tiểu đường tiêu khát. Bạn nên duy trì chỉ số cơ thể BMI trong khoảng 18,5 – 23
(chỉ số BMI = cân nặng (tính bằng kg)/chiều cao x 2 (tính bằng mét)); vòng eo
nam < 90 cm, nữ < 80 cm; tỷ lệ mỡ cơ thể: nam < 25%, nữ < 30%.
Hãy kiểm
soát cân nặng, lượng mỡ trong cơ thể để phòng chữa bệnh tiểu đường
Bệnh nhân tiền tiểu đường và tiểu
đường type 2 cần kiểm soát huyết áp và cholesterol để phòng ngừa nguy cơ tiểu
đường và các biến chứng của bệnh. Nếu như bạn có lượng cholesterol cao thì cần
kiểm soát hàm lượng này, tập thể dục hàng ngày, áp dụng chế độ ăn ít chất béo
và không hút thuốc, uống rượu bia. Về huyết áp, người bệnh nên duy trì ở mức
thấp hơn 130/80mmHg.
Chăm sóc bàn chân cẩn thận
Người mắc bệnh tiểu đường tiêu khát cần chăm sóc bàn
chân cẩn thận và kiểm tra chân thường xuyên. Nếu bạn phát hiện bất cứ dấu hiệu
bất thường nào ở chân như vết bầm tím, xây xát, lở loét, sưng phồng, nhiễm
trùng móng chân… cần đi khám và điều trị ngay; những vết lở loét, nhiễm trùng
nếu không được điều trị có thể dẫn đến hoại tử, phải cắt bỏ chân để bảo toàn
tính mạng.