Bệnh tiêu khát hay còn gọi là bệnh
tiểu đường được cả y học cổ truyền và Tây y hiện đại coi là một trong những
bệnh mãn tính. Bệnh tiêu khát nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ
biến chứng gây nên các căn bệnh nguy hiểm về tim mạch, thận, mắt, thần kinh,
nhiễm trùng… và có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh tiêu khát là gì?
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái
tháo đường thuộc phạm trù “tiêu khát” của y học cổ truyền. Gọi là bệnh tiêu
khát vì tân dịch (các chất dịch bên trong cơ thể) bị đốt cháy (tiêu) đòi hỏi cơ
thể phải ăn nhiều, uống nhiều để bù đắp lại tân dịch (khát). Bệnh nhân ăn
nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy nhanh và trong nước tiểu có nhiều đường nên
ruồi và kiến bâu vào.
Bệnh tiêu
khát là tên gọi khác của bệnh tiểu đường, đái tháo đường
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây
ra bệnh tiêu khát là do ăn uống không điều độ, nhiều chất béo, chất ngọt;
nguyện vọng tình cảm mất điều hòa; lao động, tình dục quá độ dẫn tới thận âm
suy hư, phế vị táo nhiệt. Bệnh kéo dài lâu ngày, âm tổn tới dương, dương hư hàn
ngưng có thể dẫn tới ứ huyết ở bên trong. Còn theo Tây y, bệnh tiểu đường tiêu
khát là do sự thiếu hụt insulin (hoóc môn do tuyến tụy tiết ra), khiến lượng
đường trong máu tăng cao và dẫn đến các rối loạn chuyển hóa khác.
Triệu chứng bệnh tiểu đường tiêu khát
Khi mắc bệnh tiêu khát, bệnh nhân có
rất nhiều triệu chứng nhưng về cơ bản có thể nhận biết rõ nhất 7 triệu chứng
sau:
1. Khát nước: Bệnh nhân thấy khát
nước quá mức bình thường, khô miệng ngay cả sau khi vừa uống nước xong.
2. Giảm cân hoặc tăng cân bất thường:
Khi mắc chứng tiêu khát, người bệnh có thể bị tăng cân hoặc giảm cân bất
thường, kèm theo cảm giác mệt mỏi. Điều này có thể do sự tăng hoặc giảm hoạt
động của tuyến giáp.
Khi có
dấu hiệu như khát nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều,
bạn nên
đi khám ngay xem có phải bệnh tiểu đường không
3. Thường xuyên đi tiểu: Bệnh nhân
hay đi tiểu và thường đi ngay sau khi uống nước khoảng 15 – 20 phút. Tuy nhiên,
cũng có nhiều nguyên nhân khác gây ra đi tiểu nhiều như ăn quá nhiều đồ hải sản
nên khi có triệu chứng đi tiểu nhiều, người bệnh cần đi khám để xác định rõ có
phải là do bệnh tiểu đường không.
4. Mờ mắt: Bệnh nhân gặp vấn đề về
thị giác, tiểu đường tiêu khát có thể gây ra mù tạm thời, đôi khi là mù vĩnh
viễn.
5. Buồn nôn: Người bệnh có những biểu
hiện nôn đi kèm hoặc không nôn.
6. Vết thương lâu lành: Da dễ bị thâm
tím, tổn thương, loét khi va chạm nhẹ và các vết thương lâu lành hơn bình
thường.
7. Nhiễm trùng: Phụ nữ bị nhiễm trùng
âm đạo và nam giới bị nhiễm trùng nấm men khi mắc tiểu đường tiêu khát.
3. Phân loại bệnh tiểu đường tiêu khát
Đông y gọi là bệnh tiêu khát còn Tây
y gọi là tiểu đường hay đái tháo đường. Tây y chia bệnh tiểu đường làm 3 thể
gồm: Tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang
thai.
- Tiểu đường type 1: Bệnh thường gặp
ở người trẻ tuổi, người gầy, thường xuất hiện trước tuổi 30 nhưng cũng có thể
xảy ra ở bất cứ tuổi nào. Bệnh có các biểu hiện như tiểu nhiều, ăn nhiều, uống
nhiều và gầy nhiều.
Tiểu
đường type 2 thường gặp ở người thừa cân, béo phì
- Tiểu đường type 2: Thường xuất hiện
sau tuổi 40, thường gặp ở người mập phì. Thể bệnh này có các triệu chứng cơ bản
như tiểu nhiều, uống nhiều, mờ mắt, có cảm giác như kiến bò ở đầu ngón chân,
ngón tay. Tuy nhiên, ở nhiều bệnh nhân, các triệu chứng thường âm ỉ nên bệnh
thường phát hiện tình cờ, phát hiện muộn.
- Tiểu đường thai kỳ: Bệnh gặp ở một
số phụ nữ mang thai và chấm dứt sau sinh. Tuy nhiên, phụ nữ bị tiểu đường thai
kỳ có nhiều khả năng phát triển thành bệnh tiểu đường type 2 sau này.